5 nguyên nhân gây nổi mày đay mà có thể bạn không ngờ tới

Những vết mẩn đỏ ngứa có thể được gây ra bởi nhiều thứ không chỉ là lông thú cưng và phấn hoa

Khi bị nổi mày đay, bạn bị ngứa khắp người, da của bạn bị bao phủ bởi những vết mẩn đỏ, hoặc phù nề có giới hạn, và nếu điều đó chưa đến mức tồi tệ, thì không phải lúc nào bạn cũng rõ điều gì có thể đã kích hoạt chúng.

Những gì chúng ta biết: Nổi mày đay có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, bao gồm mặt, thân, tay, chân, thậm chí cả bên trong miệng và tai. Chúng có thể có kích thước từ nhỏ như đầu bút chì đến lớn bằng cái đĩa ăn. Nổi mày đay thường xuất hiện khi bạn có phản ứng dị ứng với một chất hay tác nhân nào đó như lông thú cưng, phấn hoa hoặc cao su, việc này kích hoạt cơ thể giải phóng histamine và các hóa chất khác vào máu. Đó là nguyên nhân gây ra ngứa, sưng, phù và các triệu chứng khác.

Cho dù thuộc loại nổi mày đay cấp tính (thời gian bị mày đay ít hơn 6 tuần) hoặc nổi mày đay mãn tính (dài hơn sáu tuần), thì có một số nguyên nhân cụ thể gây ra những nốt mẩn đỏ khó chịu đó.

Chế độ ăn uống

Nếu bạn có xu hướng nổi mày đay sau khi ăn động vật có vỏ, đậu phộng, hạt cây, trứng, sữa và quả mọng, thì bạn có thể bị dị ứng thực phẩm.

Đối với một số người, có thể xác định được nguyên nhân rõ ràng, chẳng hạn như khi ăn một chiếc bánh quy bơ đậu phộng và ngay lập tức nổi mẩn đỏ. Đối với những người khác, nó không đơn giản như vậy; có thể phải mất vài giờ các triệu chứng mới xuất hiện. Dù xuất hiện sớm hay muộn, hãy hẹn gặp bác sĩ nếu bạn nghi ngờ mình bị dị ứng thực phẩm.

Một chế độ ăn kiêng loại bỏ được áp dụng nếu như bạn không biết chính xác rằng mình bị dị ứng với thực phẩm nào. Mỗi tuần bạn sẽ dùng 1 loại thực phẩm có khả năng gây ra dị ứng. Giả sử thực đơn của bạn đang ăn không gây ra mày đay, sau đó bạn thêm động vật có vỏ vào thực đơn và bạn lại bị nổi mày đay. Khi đó bạn đã sơ bộ xác định được loại thực phẩm gây ra dị ứng cho mình. Tiếp đến bạn nên loại bỏ các thực phẩm đó để ngăn các triệu chứng nhẹ trở thành mãn tính. Nếu bạn vô tình ăn phải thức ăn gây kích ứng, bạn có thể bị nổi mày đay trong cổ họng, điều này có thể gây nguy hiểm.

Hoạt động ngoài trời

Có thể chúng ta đã biết rằng vết côn trùng cắn và tiếp xúc với phấn hoa có thể khiến những người nhạy cảm nổi mày đay. Nhưng có thể bạn không nhận ra rằng ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ lạnh hoặc gió mạnh cũng có thể gây ra mày đay. Và điều này không có nghĩa là bạn bị dị ứng với các yếu tố thời tiết chỉ là do da bạn quá nhạy cảm với chúng mà thôi. Khi tránh những tác nhân này có thể ngăn mày đay trên cơ thể. Hoặc bác sĩ có thể kê cho bạn một loại thuốc kháng histamine để giải quyết chúng.

Bằng cách đó, bạn có thể tận hưởng một chuyến đi bộ đường dài trong một ngày hè đầy nắng hoặc cầm một lon bia lạnh vào cuối tuần mà không cần lo lắng về khả năng mày đay xuất hiện.

Một căn bệnh tiềm ẩn

Nổi mày đay mãn tính có thể là một dấu hiệu cho thấy một vấn đề sức khỏe lớn hơn và cần làm xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân thực sự. Bệnh nhân lupus, ung thư hạch, bệnh tuyến giáp, viêm gan hoặc HIV có thể nổi mày đay như là một triệu chứng của bệnh. Vì những người này có xu hướng bị nổi mày đay mãn tính, nên dùng thuốc là một phương pháp hiệu quả dành cho họ.

Vi-rút cũng có thể gây mày đay. Mày đay do vi rút gây ra thường kéo dài tối đa sáu tuần, vì vậy nếu những vết mày đay của bạn tồn tại lâu hơn, hãy đến gặp bác sĩ dị ứng để xác định nguyên nhân chính xác.

Tập thể dục

Mặc dù chế độ tập thể dục buổi sáng hoặc sau giờ làm việc có thể tăng cường endorphin, nhưng cường độ tập thể dục hàng ngày cũng có thể khiến bạn nổi mày đay. Tại sao vậy? Theo bác sĩ Jaliman, cơ thể sản xuất acetylcholine – một chất hóa học có thể ức chế sự phân hủy tế bào – như một phản ứng với tập thể dục. Đối với một số người, acetylcholine sẽ phá vỡ các tế bào da, do đó gây kích ứng da và tạo ra phát ban giống ban da do histamine gây ra.

Bác sĩ Li cho biết đổ mồ hôi cũng có thể dẫn đến bùng phát đối với những người dễ bị nổi mày đay. Bản thân mồ hôi không gây mày đay, nhưng nó cho thấy nhiệt độ cơ thể bạn đang tăng lên. Đối với một số người, thừa độ ẩm trên da do tập luyện hoặc các hoạt động khác làm tăng nhiệt cơ thể, đủ để tạo ra mày đay. Tiến sĩ Li nói: “Ngay cả việc tắm nước nóng cũng khiến chúng bùng phát.”

Cảm xúc mãnh liệt

Các phản ứng cảm xúc mãnh liệt có thể làm bùng phát mày đay. Đối với những người bị nổi mày đay mãn tính, hoặc nổi mày đay kéo dài hơn sáu tuần liên tục, căng thẳng và tức giận có thể làm nóng cơ thể và khiến cơ thể tiết ra histamine.

Bác sĩ Li nói: “Tôi đã từng chứng kiến những đứa trẻ nổi mày đay do nổi cơn thịnh nộ. Chắc chắn, căng thẳng liên quan đến lo lắng có thể gây ngứa nhiều hơn ở những bệnh nhân nổi mày đay và họ bắt đầu nổi mày đay nhiều hơn do ngứa và gãi những chỗ bị nổi mẩn.”

Đối với những người bị nổi mày đay mãn tính do các hoạt động nhiệt hoặc do bệnh gây ra, bác sĩ Li khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ để xác định chính xác các triệu chứng và nhận đơn thuốc kháng histamine. Bà nói: “Các giải pháp được cá nhân hóa và có thể chỉ cần dùng thêm một chút thuốc.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *