Những tác hại khôn lường nếu cho bé ăn dặm sớm mẹ đã biết?

Thời điểm thích hợp để trẻ ăn dặm là khi trẻ tròn đủ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người cho rằng, cho trẻ ăn dặm sớm sẽ giúp trẻ cứng cáp hơn, nhanh phát triển hơn. Nhưng thực tế, việc cho trẻ ăn dặm sớm không mang lại hiệu quả mà còn vô tình khiến con trẻ dễ gặp nhiều mối nguy hại về sức khỏe. Sau đây là một loạt các tác hại khi trẻ ăn dặm quá sớm mà các mẹ cần lưu ý.

BÉ DỄ BỊ DỊ ỨNG THỨC ĂN

Trẻ dưới 4 tháng tuổi hệ tiêu hóa lúc này chưa được hoàn thiện. Vì thế, khi mẹ tập cho bé ăn dặm quá sớm, việc phải làm quen với các thực phẩm mới lạ sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn, nhất là ở những bé có cơ địa nhạy cảm. Ngay cả khi bé đến giai đoạn ăn dặm, để tránh việc bé bị dị ứng thức ăn, mỗi lần cho ăn mẹ chỉ nên cho bé ăn từng chút, thăm dò thức ăn và quan sát phản ứng của bé.

an-dam-som-alt
an-dam-som-alt

THẬN CỦA BÉ SẼ BỊ TỔN THƯƠNG

Hệ tiêu hóa của bé lúc này chưa hoàn thiện, vì thế nếu mẹ cho bé ăn dặm quá sớm, bé sẽ không thể tiêu hóa được những thức ăn đó. Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên không đủ tiết ra chất nhầy, dịch tiêu hóa, thiếu các enzyme như amylase ( phân cắt tinh bột), protease (đạm) và lipase (chất béo), không đủ sức phân cắt hết protein và lipid thành các mảnh nhỏ để cơ thể sử dụng. Do vậy, thận của bé sẽ phải làm việc quá sức nếu bé ăn những thực phẩm giàu protein, lipid và gây lắng cặn ở thận.

RỐI LOẠN TIÊU HÓA

Trong 6 tháng đầu đời, hệ tiêu hóa non nớt của bé chỉ phù hợp việc tiêu hóa sữa, chưa đủ men để xử lý tinh bột và các thức ăn ” nặng ” khác

an-dam-som-alt
an-dam-som-alt

NGỦ KHÔNG NGON GIẤC

Khi dạ dày của bé còn quá nhỏ nhưng buộc phải dung nạp một lượng lớn thức ăn dặm hay bột ngũ cốc sẽ khiến hệ tiêu hóa dễ dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu và làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

DỄ CHÁN SỮA MẸ

Ăn dặm sớm sẽ đồng nghĩa với việc trẻ được tiếp xúc với các thức ăn mới lạ, dần dần sẽ khiến bé ít bú mẹ. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến lượng dưỡng chất có trong sữa mẹ mà cơ thể bé cần hấp thụ mà còn là nguyên nhân gây ra tình trạng mẹ nhanh bị mất sữa. Trẻ bị ngưng việc bú sữa mẹ đột ngột sẽ khiến cho trẻ dễ bị suy dinh dưỡng.

an-dam-som-alt

CÓ NGUY CƠ BỊ BÉO PHÌ CAO

Khi mới thay đổi chế độ ăn, trẻ có thể chưa quen sẽ bị nôn ọe, bị rối loạn tiêu hóa,… Tuy nhiên, khi trẻ đã thích nghi được với chế độ ăn dặm sớm thì mẹ lại bắt đầu tẩm bổ quá nhiều cho trẻ, đến lúc trẻ ăn nhiều thành thói quen thì cũng là khi dấu hiệu béo phì xuất hiện.

BÉ CÓ NGUY CƠ BỊ NGHẸT THỞ

Ở độ tuổi chưa sẵn sàng ăn dặm, sự hoạt động của các cơ hàm, lưỡi, hầu, họng của bé chưa có sự phối hợp nhuần nhuyễn. Bên cạnh đó, phản xạ nuốt cũng chưa được điều hòa, bé dễ bị sặc khi uống nước và bị nghẹn khi ăn thực phẩm đặc do lưỡi chưa đẩy được thực phẩm vào đúng đường tiêu hóa. Ngoài ra, bé có thể bị thực phẩm tràn vào đường thở, gây tắc nghẽn rất nguy hiểm.

an-dam-som-alt
an-dam-som-alt

BÉ BỊ TỔN THƯƠNG DẠ DÀY

Một trong những tác hại khi cho bé ăn dặm quá sớm là tổn thương dạ dày. Dạ dày của bé còn non nớt, lớp niêm mạc bề mặt và lớp dịch nhầy bảo vệ mỏng. Nếu cho bé ăn dặm sớm, khi dạ dày co bóp, thực phẩm đặc có kết cấu hoàn toàn khác sữa cọ xát vào thành dạ dày gây tổn thưởng. Điều này dễ dẫn đến các bệnh lý của dạ dày khi bé đến tuổi trưởng thành.

Thế nên, mẹ cần cho trẻ ăn dặm đúng cách, đủ tháng để sức khỏe của trẻ được đảm bảo và phát triển toàn diện. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *