5 Giải pháp khắc phục các vấn đề sau sinh của mẹ bầu

Khoảnh khắc trải qua giây phút “thập tử nhất sinh” trong khoa sản vì gắng sức vượt cạn thành công.  Đồng thời mất lượng máu lớn trong lúc sinh nở. Dẫn đến việc sau khi sinh mẹ bỉm luôn cảm thấy mệt mỏi và đau nhức toàn thân.

Chính vì thế, vấn đề mệt mỏi sau sinh là điều bình thường và tự nhiên. Mẹ bỉm sẽ dần phục hồi sức khỏe từ từ. Thế nên, mẹ đừng quá lo lắng với những dấu hiệu sau đây nhé

Đau Bụng Hậu Sản

Lúc này mẹ bầu sẽ cảm nhận cơn đau quặn ở bụng dưới, từ mơ hồ đến chân thật nhất. Đặc biệt lúc này, mỗi khi mẹ cho bé bú, sẽ cảm thấy một cục cứng phía bụng dưới. Đây là biểu hiện dạ con của mẹ đang co thắt. Những dấu hiệu này cho thấy cơ thể mẹ đang dần bình thường hóa và phục hồi.

Cơn đau này sẽ xuất hiện nhiều trong khoảng 3 ngày đầu tiên, giảm dần khoảng 7 ngày sau đó. Thậm chí, mẹ bỉm sẽ gặp việc dạ con co bóp quá mạnh, gây đau nhức. Lúc này, mẹ bỉm có thể xin bác sĩ 1 toa thuốc giảm đau. Chú ý không nên tự ý uống dễ ảnh hưởng đến sữa mẹ.

tảo-đỏ-alt

Về đường tiết niệu sau sinh

Trong những ngày đầu sau khi sinh, mẹ sẽ có cảm giác đi tiểu nhiều hơn bình thường. Bởi cơ thể mẹ cần thải ra lượng nước thừa đã bị tích tụ trong khoảng thời gian mang thai. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến cho các mẹ sau khi sinh đổ mồ hôi rất nhiều.

Thời thời kỳ hậu sản, một số mẹ bầu đi tiểu khó hoặc không đi tiểu được. Vì trong giai đoạn thai kỳ, thai nhi đã đè ép lên bàng quang rất nhiều. Từ đó dẫn đến việc bàng quang bị tê liệt tạm thời.

Trường hợp này, mẹ bỉm nên cố gắng đi tiểu càng sớm càng tốt, nhất là ngay sau khi sinh. Đặc biệt cần chú ý uống nhiều nước, vì vậy bàng quang mới có cơ hội vận hành trở lại. Mẹ bỉm nên thường xuyên vận động đi lại, cải thiện hơn về vấn đề tiết niệu.

Nếu vấn đề này chưa được cải thiện, hãy báo với bác sĩ sớm nhất có thể mẹ nhé.

Sản dịch

Từ sau khi sinh đến 2 tuần, mẹ sẽ ra máu ở âm đạo liên tục. Thậm chí có lúc kéo dài tận 6 tuần. Lúc đầu máu sẽ ra nhiều có màu đỏ tươi. Dần dà về sau sẽ có màu sẫm và ít dần. Sau đó trở thành màu hồng nhạt có tiết nhầy rồi hết hẳn.

Nếu cho con bú sớm, dạ con co thắt nhiều, siết chặt các mạch máu bị tổn thương. Điều này sẽ giúp cầm được máu tốt hơn.

Thời điểm này mẹ bầu sử dụng băng vệ sinh như lúc hành kinh bình thường là được. Tránh trước hợp nhét bông thấm máu, sản dịch lúc này không thoát ra được. Trường hợp trên sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng và nguy hiểm.

Đường ruột sau sinh

Có thể trong vài ngày đầu tiên mẹ sẽ không đi đại tiện được, lí do là: 

  • Trước khi sinh mẹ đã được thụt tháo
  • Trong khi sinh em bé đã cùng lúc đẩy phân trong ruột đi ra

Sau khi sinh, mẹ bầu phải nằm nghỉ ngơi để lại sức, khó tránh khỏi việc ít vận động. Điều này dẫn đến việc ruột nằm yên ít co bóp, dẫn đến khó đi cầu.

Ngoài ra việc kiêng khem sau khi sinh không đúng cách dẫn đến việc thiếu chất. Ở đây là chất xơ có trong rau củ, dẫn đến việc không dạ dày hoạt động kém đi.

Cảm giác đau ở vết may cũng là nguyên nhân dẫn đến nỗi sợ ở người mẹ. Cảm giác đau ở vết may sẽ gây ức chế, từ đó gây mất cảm giác đi cầu.

Để khắc phục tình trạng trên, mẹ bầu cần vận động lại càng sớm càng tốt. Vận động sớm giúp các cơ quan được tiếp tục làm việc hiệu quả. Đặc biệt uống nhiều nước và ăn thức ăn giàu vitamin và chất xơ.

Nếu mẹ cảm thấy cần đi đại tiện, hãy đi ngay lập tức. Tuy nhiên, đừng rặn quá mạnh. Nếu mẹ cảm thấy táo bón, mẹ cần bơm hậu môn loại thuốc giúp thúc đẩy nhu đông ruột. Khi đi vệ sinh, mẹ cần được băng sạch áp vào vết may tầng sinh môn. Việc làm này sẽ giúp để giảm căng giảm đau, giúp mẹ yên tâm hơn.

Vết may tầng sinh môn sau sinh

Cơn đau sau sinh, thường giảm dần, hết thuốc tê và biến mất trong vòng một tuần. Tuy nhiên, phải mất hai tuần để có thể đứng dậy như bình thường. Thậm chí, một số bà mẹ cảm thấy đau gần một tháng để có thể đứng dậy không loạng choạng.

Để hạn chế sự đau đớn:

Thực hành các bài tập sàn khung xương chậu càng sớm càng tốt sau khi sinh. Các bài tập sàn khung xương chậu sẽ thúc đẩy quá trình chữa lành. Giữ vết may sạch sẽ. Sau khi đi tiểu phải rửa sạch và lau khô.

Ngâm mình trong nước ấm, sau đó lau khô và dùng máy sấy hong khô và làm ấm vết may. Hoặc mẹ có thể dùng bóng đèn trong để hơ. Mẹ sẽ cảm thấy đau hơn khi ngồi nhiều. Vì thế, mẹ nên nghỉ ngơi để tránh tạo áp lực  lên các đường may.

tảo-đỏ-alt

Bên cạnh đó có thể bổ sung canxi  thông qua CANXI TẢO ĐỎ NANO MK7 của HMD Pharma là sự kết hợp giữa Canxi hữu cơ từ tảo và Canxi nano: giúp bổ sung đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể và tăng khả năng hấp thu:

Bên cạnh đó với Orafti P95 là chất xơ hòa tan – kích thích sự tăng trưởng hệ vi khuẩn có lợi, tăng cường tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng, hỗ trợ tiêu hóa cho mẹ, khắc phục vấn đề đường ruột mà mẹ bầu đang gặp phải 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *